Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Các điều kiện và quy định của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Các điều kiện và quy định của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được ký kết theo một trong những điều kiện sau:

Điều kiện A:
Theo điều kiện này, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Các điều kiện và quy định của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu



Điều kiện B:
Trừ những trường hợp thuộc mục loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, theo điều kiện này, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:
    Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:
           +Cháy hoặc nổ;
          +Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
         +Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
           +Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
          +Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;
           +Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;
    Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:
      + Hy sinh tổn thất chung;
      + Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;
     + Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm   hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng; 
    + Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi  trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
  + Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.
Điều kiện C:
Cũng như điều kiện A và B thì trừ những điều trong mục loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, theo điều kiện này Người được bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:
    Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:
          +Cháy hoặc nổ;
          +Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
          +Tàu đâm va nhau hạơc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
          +Dỡ hàng tạo một cảng nơi tàu gặp nạn;
         + Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật, hoặc trật bánh.
    Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:
         + Hy sinh tổn thất chung;
        +  Ném hàng khỏi tàu;
    +Hàng hóa được bảo hiểm bị  mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Tính phí bảo hiểm hàng nhập xuất:
Thông thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức:
CIF =(C+F)/(1-R)  
                                                           
Trong đó:
C  : là trị giá hàng hoá.
F    : là cước phí vận tải.
R      : là tỷ lệ phí bảo hiểm.
I  : là phí bảo hiểm.
CIF : là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí BH
R  : là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có)

*Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa:

1. Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy, cướp, mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các dụng cụ chiến tranh khác.
2. Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ phát sinh từ việc sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ tương tự.
3. Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được bảo hiểm hay người làm công cho họ.
4. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất đặc thù của loại hàng hoá được bảo hiểm.
5. Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hoá nguy hiểm.
6. Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng từ trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển.
7. Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông thường của hàng hoá được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển.
8. Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông.
9. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ đó do một rủi ro được bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:
 

Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại thời điểm tham gia bảo hiểm.


Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận. Cụ thể như sau:


+ Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận.


+Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai báo của bên mua bảo hiểm.


Xem thêm: Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 ,  Bảo Hiểm Con Người,  bảo hiểm người sử dụng điệnbảo hiểm du lịch,   bảo hiểm tai nạn hành khách,    bảo hiểm học sinh 24/24,   Bảo hiểm hàng hải  bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,  bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địabảo hiểm ô tô,  bảo hiểm xe máy,bảo hiểm công trình xây dựngbảo hiểm cháy nổ bắt buộc,  bảo hiểm mọi rủi ro tài sảnbảo hiểm nhà tư nhân,  bảo hiểm trách nhiệm,   bảo hiểm tài sản,  bảo hiểm xây dựngbảo hiểm tòa nhà ,  bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở tphcm , giá bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu , bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo thông tư 220,  bảo hiểm thân tàu định hạnbảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp , bảo hiểm vật chất xe ô tôbảo hiểm du thuyềnbảo hiểm nhà xưởng,  bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt,  bảo hiểm cháy nổ bắt buộc,bảo hiểm công trình nhà ở,  đất nhà sài gòn đất nhà , chứng minh tài chính,   bảo hiểm tài sản,  bảo hiểm xây dựng , bảo hiểm cháy nổ , bảo hiểm nhà xưởngbảo hiểm ô tô hai chiều , bảo hiểm hàng hóa đường biển , bảo hiểm tòa nhà , phí bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu ,  bảo hiểm nhà tư nhân , bảo hiểm toà nhà,  đất nhà sài gòn đất nhà , chứng minh tài chínhbảo hiểm công trình , bảo hiểm hàng hóa chở xá ,bảo hiểm cháy nổ nhà máy ,  Bảo hiểm cháy nổ tòa nhà ở tphcm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét